Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

KONTUM


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm hẹn tâm linh

24/02/2012

NHÀ THỜ GỖ TRÊN PHỐ NÚI KON TUM


Lên Tây nguyên, có dịp ngang qua phố núi Kon Tum nằm yên ả dưới chân dãy Ngọc Lĩnh hùng vỹ và dòng Đắk Blah trong xanh thơ mộng, cho dù vào buổi sáng mù sương hay giữa trưa hè chói chang ánh nắng, du khách vẫn cảm thấy thành phố nho nhỏ xinh xinh này như được hiện ra từ quá khứ, với những con đường uốn lượn mang đậm chất Tây nguyên, những công trình phảng phất hơi thở của núi rừng như những ngôi nhà rông có mái cong cao vút, những kiến trúc tôn giáo bằng gỗ... đem lại cho phố núi nét dung dị lạ thường.

 Nhà thờ gỗ Kon Tum

Nhà thờ gỗ Kon Tum – Ảnh: Go Go (nguồn kienviet.net)

Điển hình cho những kiến trúc để lại nhiều dấu ấn nhất phải kể đến ngôi nhà thờ chính tòa Giáo phận Kon Tum quen được gọi là nhà thờ “Gỗ” có tuổi đời cả trăm năm, được dựng tại đường Nguyễn Huệ trên một khu đất khá rộng giữa trung tâm thành phố. Ngôi nhà thờ này được Joseph Decrouille, vị linh mục bổn sở người Pháp thiết kế và chỉ huy xây dựng từ năm 1913, hoàn thành vào năm 1918 theo nguyên mẫu nhà thờ ở vùng nông thôn quê hương ông, với nguyên vật liệu là loại gỗ quý cà chít.

Nhà thờ Gỗ nhìn từ bên hông  

Nhà thờ Gỗ nhìn từ bên hông – Ảnh: Nhật My (nguồn zing.vn)

Kết hợp giữa phong cách kiến trúc Roman với kiểu nhà sàn của người Ba Na, nhà thờ Kon Tum có thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, được đặt trên hàng trăm chân đế là những cột gỗ lớn. Nhà thờ có ngọn tháp chuông sừng sững với cây Thánh giá bằng gỗ mộc vươn cao giữa trời, bên trong hệ thống cột và các rui mè được lắp ghép khít khao, tuy không chạm khắc tỷ mỉ nhưng các hoa văn vẫn thể hiện nét khỏe khoắn mộc mạc của con người Tây nguyên, trần và tường lại được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống miền Trung... Những người thợ tài hoa của vùng đất Bình Định, Quảng Nam đã khéo vận dụng những vật liệu đơn giản có sẵn tại địa phương để hình thành nên một công trình độc đáo, trải qua đúng một thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu lão hóa hay xuống cấp.

Hành lang hai bên nhà thờ  

Hành lang hai bên nhà thờ – Ảnh: Go Go (nguồn kienviet.net)

Cho đến nay, nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn giữ nguyên dáng vẻ ban đầu, duy chỉ có những bức tranh kính miêu tả hình ảnh các vị Thánh và con chiên người dân tộc được bổ sung về sau, là công trình do một họa sĩ người Ba Na chuyên vẽ tranh nhà thờ thực hiện. Tại gian cung thánh, các hoa văn trang trí được lấy theo mẫu của các dân tộc Tây nguyên, vừa tạo được sự gần gũi thân thiết nhưng vẫn tôn được vẻ trang nghiêm của nơi thờ tự. Bên ngoài nhà thờ, có những bức tượng được tạc từ rễ cây rừng, thể hiện vẻ thâm nghiêm huyền bí mang sắc thái đại ngàn.

 Bên trong nhà thờ

Bên trong nhà thờ – Ảnh: Go Go (nguồn kienviet.net)

Tại khuôn viên nhà thờ, những giáo dân người dân tộc còn trang điểm thêm cây nêu, con chim rừng như thể muốn nối kết truyền thống với tín ngưỡng. Nơi đây còn có nhà khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo được thiết kế theo lối nhà rông, đặc biệt cô nhi viện do các nữ tu chăm sóc các trẻ em dân tộc hoặc mồ côi hoặc được cha mẹ gởi đến do có hoàn cảnh khó khăn không điều kiện nuôi dưỡng, những cơ sở thủ công mỹ nghệ như dệt thổ cẩm, may, thêu… nhằm hướng nghiệp giúp các em trưởng thành có cơ hội làm việc.

 Chủng viện Kon Tum

Chủng viện Kon Tum – Ảnh: Cẩm Tú (Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)

Được đánh giá là một di tích cổ và đẹp nhất vùng phố núi, nhà thờ Gỗ không chỉ thể hiện sự giao thoa giữa văn hóa Tây Âu với văn hóa Tây nguyên mà còn là sự hội nhập từ rất sớm của tín ngưỡng vào với truyền thống, là niềm tự hào không riêng của bà con giáo dân mà còn chung của các dân tộc Tây nguyên. Nhà thờ Gỗ là một điểm sáng, cùng với những công trình bằng gỗ khác như Tòa Giám mục Kon Tum, Chủng viện Kon Tum đã góp thêm nét chấm phá vào bức tranh du lịch Kon Tum và cả vùng Tây nguyên, đang ngày càng hấp dẫn khách du lịch…

Mai Kim Thành     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành