Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

QUẢNG BÌNH


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Thắng cảnh

28/04/2015

SƠN ĐOÒNG - THẾ GIỚI KỲ DIỆU BỊ LÃNG QUÊN (1)


Trong chừng một phần tư thế kỷ trở lại đây, sự kết hợp của các chuyên gia Việt Nam về hang động, địa chất, địa mạo thuộc khoa Địa lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cùng Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đã đem lại nhiều thành tựu hơn cả sự mong đợi, nhiều hang động kỳ vĩ thuộc hệ thống núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng rộng lớn ở phía Tây tỉnh Quảng Bình được thiên nhiên kiến tạo qua hàng triệu năm đã và đang dần được đưa ra ánh sáng. Một trong số những phát hiện gây chấn động trong thời gian gần đây phải kể đến hang Sơn Đoòng - một thế giới kỳ diệu bị lãng quên

TỪ BÓNG TỐI RA ÁNH SÁNG

Năm 1991 trong một chuyến đi rừng và phải tìm chỗ trú mưa, Hồ Khanh - một thợ sơn tràng địa phương đã tình cờ phát hiện một hang động mà “khi bước tới cửa hang thì cảm thấy rõ luôn có một luồng gió mát lạnh trong hang thổi tốc ra, tiếng gió rít qua vách đá nghe lạnh người…”. Có lẽ sự việc cũng chỉ dừng lại ở đó rồi theo thời gian chìm vào quên lãng nếu không có sự xuất hiện của đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đến khu vực này khảo sát vào năm 2006.

Cảnh đẹp hang Sơn Đoòng  

Cảnh đẹp hang Sơn Đoòng – Ảnh: John Spiers (nguồn kenhsinhvien.net)

Sau nhiều chuyến tìm kiếm tại khu vực mà không mấy kết quả, vợ chồng Bác sĩ Howard Limbirt thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã tìm đến Hồ Khanh theo lời mách nước của cư dân địa phương. Nghe Hồ Khanh kể về cái hang khá ấn tượng mà mình đã gặp năm nào, Howard Limbirt cảm thấy như “bắt đúng mạch” và đã thuyết phục Hồ Khanh dẫn đường tìm lại hang động cũ. Trong suốt 2 năm ròng rã với những chuyến đi liên tục 8 - 10 ngày, mặc dù Hồ Khanh và nhóm thám hiểm đã phát hiện rất nhiều hang động đẹp khác, nhưng cái hang “có luồng gió mát lạnh trong hang thổi tốc ra”  như trong ký ức của Hồ Khanh vẫn chỉ là bóng chim, tăm cá…

 Sự hùng vĩ của hang Sơn Đoòng

Sơn Đoòng kỳ ảo – Ảnh từ clip của Ryan Deboodt (sondoongvietnam.com)

Cuối năm 2007, vợ chồng Bác sĩ Howard Limbert trở về Anh, giao nhiệm vụ còn dở dang lại cho Hồ Khanh. Phải đến đầu năm 2008, anh mới thu xếp được thời gian để lên đường. Sau hơn 2 ngày vượt núi băng rừng, đến ngày thứ ba thì thần May mắn đã mỉm cười với Hồ Khanh khi miệng hang hiện ra trước mắt và bên trong là cả một thế giới của những điều kỳ diệu mà cho đến bây giờ anh vẫn chưa hết bàng hoàng mỗi khi nhớ lại… Sau đó, Hồ Khanh đã dẫn đoàn thám hiểm của Howard Limbert đến và họ đã đi sâu vào hang, tiến hành đo đạc, chụp ảnh và thu thập dữ kiện khoa học…

Người phát hiện hang Sơn Đoòng  

Người phát hiện hang Sơn Đoòng – Ảnh: Hồng Kỹ (nguồn dantri.com.vn)

Theo thông lệ quốc tế, đoàn thám hiểm đã hỏi ý kiến Hồ Khanh - người đã phát hiện và tìm ra hang động này về việc đặt tên hang. Anh đã đề nghị chọn tên mình và được đoàn thám hiểm ghi nhận. Tuy nhiên, mấy ngày sau đoàn thám hiểm đã đề nghị Hồ Khanh chọn tên Sơn Đoòng là từ ghép giữa địa danh “xứ Đoòng” và từ “Sơn” trong tiếng Hán Việt có nghĩa là núi. Đề nghị này đã được Hồ Khanh chấp nhận, từ đó hang động mới tìm thấy được chính thức mang tên “Sơn Đoòng”.

 Thiên nhiên hùng vĩ

Thiên nhiên hùng vĩ – Ảnh từ clip của Ryan Deboodt (sondoongvietnam.com)

Hang “Sơn Đoòng” nằm ở vùng Hạ Đoòng thuộc xứ Đoòng (xã Sơn Trạch - huyện Bố Trạch) cách tuyến phía Tây đường Hồ Chí Minh 9,5km và cách động Phong Nha chừng 11km, được hình thành từ 2 – 5 triệu năm trước và là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam gần biên giới Lào. Tuy chưa có điều kiện kỹ thuật và chưa có kết luận khoa học về độ dài của hang, đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh cũng đã xác định được hang Sơn Đoòng có chiều rộng hơn 200m, chiều cao hơn 150m và chiều dài chí ít cũng đạt 6,5km là độ dài mà đoàn đã khảo sát được. Các nhà khảo sát còn tìm thấy trong lòng hang một dòng sông ngầm dài 2,5km và những cột nhũ đá cao tới 70m.

Đoàn thám hiểm

Đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tại UBND tỉnh Quảng Bình – Ảnh: nguồn dukhach.quangbinh.gov.vn

Ngày 22-4-2009 tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh do Bác sĩ Howard Limbirt làm trưởng đoàn đã công bố việc phát hiện hang Sơn Đoòng thuộc di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Với những chỉ số được công bố, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang động lớn nhất thế giới từng được biết đến trước đây là hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu (Malaysia), có chiều cao 100m, rộng 90m và dài 2km.

HANG VÒM TỰ NHIÊN LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Chưa hài lòng với kết quả thu được từ lần thám hiểm hang Sơn Đoòng năm 2009 và luôn bị những điều bí ẩn của “nơi chứa đựng những cảnh đẹp không tưởng”  thôi thúc, đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã quyết định trở lại Quảng Bình sớm hơn dự tính. Đầu tháng 3/2010 đoàn đã tái ngộ Sơn Đoòng để tiếp tục giải mã bài toán còn dở dang… Qua 10 ngày nỗ lực, đoàn thám hiểm đã khảo sát thêm 520m chiều dài hang, nâng tổng chiều dài được khảo sát lên 7,2km. Chuyến khảo sát này đã đem lại nhiều thành quả tốt đẹp và thành công lớn nhất là đã lập được bản đồ hoàn chỉnh hang Sơn Đoòng.

 Ánh nắng trải dài khắp hang động

Ánh nắng trải dài khắp hang động – Ảnh từ clip của Ryan Deboodt (sondoongvietnam.com)

Sau nhiều ngày nghiên cứu và đo lượng nước dâng trong các mùa lũ còn để lại chớm trên vách đá, đoàn thám hiểm đã có thể kết luận nước dâng cao hơn 100m trong lòng hang với tốc độ dòng chảy lên đến 2.000m³/giây, qua hàng triệu năm đã làm xói rỗng, bào mòn những khối đá vôi tạo nên một đường hầm khổng lồ trong lòng đất. Tại những nơi đá mềm, phần trần bị sụp xuống lại tạo thành những lỗ hổng, qua sự vận động kiến tạo địa chất lâu ngày đã hình thành những vòm hang khổng lồ, là “tài sản thiên nhiên vô giá đối với hành tinh của chúng ta”

Dòng suối trong lòng hang  

Dòng suối chảy siết trong lòng hang – Ảnh: nguồn ngoisao.net

Trong lần khảo sát này, đoàn thám hiểm đã phát hiện một bức tường dựng đứng cao hơn 80m, đó là khối nhũ khổng lồ với nhiều kiểu tạo hình kỳ lạ, choán hết lòng hang được đặt tên Great Wall of Vietnam (Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam). Cạnh đó còn có các hố sập do trần hang bị sập xuống từ cách đây vàì thế kỷ, tạo thành giếng trời và là điều kiện cho nước mưa cùng ánh sáng ùa vào, nhờ vậy mà trong lòng hang có hẳn một khu vực cây cối phát triển sum suê, đặc biệt tại hố sập 2 là một cánh rừng kỳ vĩ với diện tích rất lớn, có nhiều cây cao đến 30m, được các nhà thám hiểm đặt tên là “Vườn Adam” mà người Việt quen gọi là “Vườn Địa đàng”.

Một trong hai hố sập  

Một trong hai hố sập tạo nên “Vườn Địa đàng” – Ảnh từ clip của Ryan Deboodt (sondoongvietnam.com)

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu về thực vật ở các hố sập, có hơn 200 mẫu loài được ghi nhận trong đó có những loài chưa từng được biết đến, đa phần tập trung tại khu vực quanh chân thác trong hang. Cũng tại đây, ngoài những loài côn trùng bé nhỏ, còn có những đàn khỉ và đàn dơi sinh sống. Trong lòng hang ẩm ướt còn có cả những cánh đồng tảo được tạo thành từ những hồ nước lâu đời nằm rải rác, trở thành đề tài nghiên cứu thú vị cho các nhà cổ sinh vật học.

Xương hóa thạch  

Xương hóa thạch trong hang Sơn Đoòng – Ảnh: nguồn giaoduc.net.vn

Cũng tại đây còn có bộ sưu tập những khối măng đá đủ hình thù, một tảng măng đá nằm gần lối cửa hang có kích thước lớn với hình thù giống bàn chân chó nên đã được đặt tên “Chân Chó”. Các nhà thám hiểm cũng tìm thấy gần cửa hang có bộ xương thú hóa thạch chưa xác định loài và tại hố sập 1 nhiều hóa thạch san hô có độ tuổi gần 300 triệu năm.

 Những hạt ngọc đá

Những hạt ngọc đá hang Sơn Đoòng – Ảnh: nguồn quangbinhtourism.vn

Nhiều sỏi thạch nhũ hay còn gọi “ngọc đá” vô cùng qúy hiếm mà rất ít hang động có, lần đầu tiên được nhìn thấy trong hang Sơn Đoòng, gần Vườn Địa đàng. Những tinh thể canxi nhỏ li ti chứa trong mỗi giọt nước khi rơi xuống, sẽ lắng đọng rồi bao bọc những hạt cát nhỏ. Phải mất hàng vạn năm, chúng mới tạo thành những viên ngọc màu cát như hiện nay, mỗi viên có đường kính lên đến 5cm…

Mai Kim Thành (Tổng hợp)    

* Vui lòng xem tiếp Phần 2, tại:

 https://www.aseantraveller.net/tin-tuc/829_son-doong-the-gioi-ky-dieu-bi-lang-quen-2.html

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành