Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Visit the Philippines year


PHILIPPINES

NUEVA ECIJA


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".

 


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội

23/03/2012

TAONG PUTIK - LỄ HỘI BÙN TẠI PHILIPPINES


Philippines là quốc gia có nhiều lễ hội, các lễ hội ở đất nước này đa phần đều mang đậm màu sắc văn hóa và tín ngưỡng. Trong số các lễ hội được biết đến nhiều ở Philippines, tiêu biểu nhất phải kể đến lễ hội bùn của người Công giáo được tổ chức tại làng Biblicat thuộc thị trấn Aliaga, tỉnh Nueva Ecija (vùng III - nhóm đảo Luzon) vào ngày 24 tháng 6 hàng năm.

Lễ hội Taong Putik  

Lễ hội Taong Putik – Ảnh: Dennis M. Sabangan (theo vnexpress.net - 26.6.2009)

Không ai biết đích xác lễ hội bùn có từ khi nào mặc dầu vẫn được tổ chức thường xuyên ở Aliaga từ hàng chục năm qua. Phần lớn người dân nơi đây tin rằng việc đưa hình ảnh thánh John (Gioan Tẩy giả) đến làng Biblicat năm xưa đã giúp xua đuổi được rắn độc ra khỏi làng – trong tiếng thổ ngữ Ilocano Bắc của những người đầu tiên định cư ở vùng này, “Biblicat” có nghĩa là con rắn.

 Bôi bùn và khoác lá lên người

Bôi bùn và khoác lá lên người – Ảnh: Reuteur (theo vnexpress.net - 26.6.2009)

Một truyền thuyết khác lại cho rằng, nhờ có thánh John mà tính mạng của những người đàn ông trong làng đã được bảo toàn. Tương truyền trong thế chiến II, lính Nhật đã có lần bắt và định hành hình những người đàn ông trong làng để trả thù cho cái chết của 13 binh sĩ Nhật trước đó. Hôm đó một cơn mưa lớn bất ngờ ập đến đã nhanh chóng làm tràn ngập đồng ruộng và bùn lầy ngập lối, số đàn ông bị bắt giữ đã được lính Nhật đưa vào trú tạm trong ngôi nhà thờ. Cho là điềm chẳng lành, lính Nhật đã đổi ý và thả tất cả những người bị bắt giữ. Người dân địa phương tin rằng nhờ sự can thiệp của thánh John mà phép lạ đã xảy ra, và họ đã thể hiện lòng biết ơn tôn kính đặc biệt đối với thánh nhân vào ngày lễ sinh nhật của Ông theo truyền thống Công giáo, 24 tháng Sáu năm đó.

 Cộng đồng tham gia lễ hội

Cộng đồng tham gia lễ hội – Ảnh: AP (theo vnexpress.net - 26.6.2009)

Trong ngôn ngữ thổ dân Phi, “Taong Putik” có nghĩa là “người bùn”. Lễ hội bùn được tổ chức nhằm tưởng nhớ thánh John, một vị thánh của giáo hội thời sơ khai, một nhà tu khổ hạnh chỉ “mặc áo lông lạc đà, thắt dây lưng da ngang hông, ăn châu chấu và mật rừng”, tự nhận mình như một vị “Tiền hô” để dọn đường cho Đấng Cứu thế đến. Khi tiến hành thanh tẩy cho nhiều người trên sông Jordan như một nghi thức sám hối, Ông đã khảng khái tuyên bố “Tôi chỉ rửa cho anh em bằng nước để ăn năn trở lại, còn Đấng đến sau tôi và quyền phép hơn tôi, tôi không đáng xách giày cho Ngài, Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và lửa” (Mt.3, 11)… Đây chính là vị thánh đã cử hành nghi thức thanh tẩy cho Chúa Jesus trên sông Jordan.

Sám hối và cầu nguyện  

Sám hối và cầu nguyện – Ảnh: AFP (theo vnexpress.net - 26.6.2009)

Tham gia lễ hội Taong Putik, mọi người đều phải bôi bùn lên người từ đầu đến chân và khoác lên mình những loại dây leo như nho, lá chuối, cỏ khô… mô phỏng cách phục trang “hoang dã” của thánh John khi kêu gọi sám hối và cử hành các nghi thức thanh tẩy năm xưa. Những người này sẽ đến những gia đình khác để xin của bố thí (thường là nến hoặc tiền để mua nến dâng lên vị thánh mà họ tôn thờ. Những người từ chối ủng hộ sẽ bị trét bùn lên mặt và người. Sau đó họ tập trung tại nhà thờ của thị trấn để thắp nến cầu nguyện, tạ ơn và thể hiện lòng tôn kính đối với vị thánh, nghe bài thuyết giảng và tham dự nghi thức thánh thể. Sau khi nhận phép lành cuối lễ của vị chủ tế,  đoàn rước sẽ tuần hành dọc các con phố chính của làng Biblicat tại thị trấn Aliaga, dẫn đầu là kiệu cung nghinh thánh John được các giáo dân khiêng trên vai, theo sau là đoàn người trát đầy bùn với những trang phục bằng lá trông rất “hoang dã”…

 Khoác đủ loại lá lên người

Khoác đủ loại lá lên người – Ảnh: AP (theo vnexpress.net - 26.6.2009)

Lễ hội Taong Putik, ngoài ý nghĩa tôn giáo là dịp ôn lại điển tích xưa để mọi người sám hối về những lỗi lầm thiếu sót trong cuộc đời mình, tạ ơn Thiên Chúa về những ân sủng Ngài đã yêu thương ban tặng qua trung gian thánh John, còn mang cả ý nghĩa xã hội khi cầu bình an, sức khỏe cho người thân, cầu mùa màng bội thu, công việc làm ăn thuận lợi, đời sống ấm no hạnh phúc… Tuy mang nặng ý nghĩa tôn giáo, “Taong Putik” vẫn là một lễ hội đường phố đúng nghĩa, có giá trị đem lại niềm vui và hạnh phúc cho cộng đồng…

Mai Kim Thành     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành