Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Thailand


THAILAND

BANGKOK


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".

 


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội

10/04/2012

SONGKRAN - LỄ HỘI MỪNG NĂM MỚI THAILAND


“Sawasdee bii mai!” là câu nói cửa miệng của người Thái mà du khách sẽ được nghe nhiều khi đến thăm đất nước Thailand vào dịp lễ hội Songkran, một dịp Tết cổ truyền quan trọng nhất của Vương quốc Thailand. Trong ngôn ngữ Thailand, “Sawasdee bii mai!” có nghĩa là ‘Chúc mừng năm mới”.

 “Sawasdee bii mai!”

“Sawasdee bii mai!” – Ảnh: Lai Tuệ - Zhongguo Luyou (nguồn 24h.com.vn)

Do là một quốc gia chọn Phật giáo làm quốc giáo, Tết Thailand được tính theo Phật lịch với ngày Đản sinh của Đức Phật (15-4) làm ngày đầu năm mới, và lễ hội Songkran diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Tư hàng năm nhằm tỏ lòng tôn kính Đức Phật, lòng hiếu kính đối với ông bà tổ tiên và cầu phúc, cầu may mắn cho tất cả mọi người. Thực tế chỉ đến năm 1941, Hoàng gia Thailand mới quy định ngày Tết Songkran bắt đầu vào ngày 13 tháng Tư hàng năm như hiện nay.

NGUỒN GỐC LỄ HỘI SONGKRAN

Songkran là một hoạt động tín ngưỡng mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước, gắn với chu kỳ phát triển nông nghiệp của các quốc gia lục địa Đông Nam Á xưa. Trong nguyên ngữ tiếng Phạn (Sanskrit), “Songkran” hàm nghĩa thời khắc chuyển dịch trong vũ trụ, lúc mặt trời di chuyển từ cung Hoàng Đạo sang cung Kim Ngưu (!).

 Té nước là biểu hiện của hành động cầu mưa

Té nước là biểu hiện của hành động cầu mưa – Ảnh: Lai Tuệ - Zhongguo Luyou (nguồn 24h.com.vn)

Theo diễn biến của thời tiết, tháng Tư là giai đoạn cuối mùa khô, đầu mùa mưa, là tháng nóng nhất trong năm. Đây là thời điểm người nông dân chuẩn bị vào vụ mùa, vì vậy họ tiến hành các nghi lễ tạ ơn Trời Đất về vụ mùa đã qua và cầu xin may mắn cho vụ mùa sắp tới. Lễ hội té nước là biểu hiện của hành động cầu mưa, liên hệ với hình ảnh rắn Nagar, vị thần mưa đang phun nước xuống trần gian.

Tục té nước cổ truyền của người Thái  

Tục té nước cổ truyền của người Thái – Ảnh: nguồn yeudulich.vn

Tuy Phật giáo Nam tông có ảnh hưởng nhất định chi phối đến nhận thức của cư dân lục địa Đông Nam Á ngày nay nhưng các nghi lễ nước trong lễ hội Songkran là bằng chứng về tục sùng bái nước trong xã hội nông nghiệp cổ thời, và việc mừng ngày Đản sinh của Đức Phật rõ ràng đã nhuốm màu sắc của lễ hội cầu mưa, với các nghi thức liên quan đến nước, như lễ tắm Phật, hội té nước…  

LỄ HỘI SONGKRAN VỚI NGƯỜI THÁI

Songkran là ngày hội Tết cổ truyền và mừng năm mới của đất nước Thailand, là thời điểm để người Thái tỏ lòng tôn kính Đức Phật và trọng thị đối với người cao tuổi. Để chuẩn bị đón lễ hội Songkran, người Thái thường dọn dẹp nhà cửa, treo đèn trang trí… từ nhiều ngày trước, thậm chí cả tháng trước như tại Chiang Mai.

Tựu chung, người Thái thường dành ít nhất 2 ngày để chuẩn bị cho Tết Songkran. Đầu tiên là ngày Wan Sungkharn Long, dành để dọn dẹp nhà cửa và rủ bỏ những gì cũ kỹ. Sang ngày hôm sau là Wan Nao, tức ngày tất niên, người Thái chuẩn bị thức ăn cho những ngày lễ sắp tới.

Tưới nước tắm Phật  

Tưới nước tắm Phật – Ảnh: Phan Anh Tú (vanhoahoc.vn – 25.3.2008)

Ngày tân niên gọi là Wan Payawan, được mở đầu bằng một số nghi lễ ở chùa vào lúc sáng sớm. Người Thái sẽ mang hoa và các đồ cúng thực đến chùa, nghe giảng kinh và xếp hàng chờ vị sư vảy nước phép như lời chúc phúc, may mắn đầu năm mới. Họ cũng sẽ tưới nước hay vảy nước thơm lên tượng Phật trong một nghi thức được gọi là tắm Phật, với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc… Tiếp đến họ còn tham gia đắp núi cát trong sân chùa, một tập tục biểu trưng mang đậm màu sắc triết lý Phật giáo với ý nghĩa mỗi hạt cát là một lời cầu nguyện, cứu rỗi một sinh linh.

Đắp núi cát trong sân chùa  

Đắp núi cát trong sân chùa – Ảnh: Phan Anh Tú (vanhoahoc.vn – 25.3.2008)

Tại mỗi nhà, người Thái sẽ lau các bức ảnh của Đức Phật và vảy nước thơm lên các bức ảnh này.

Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước. Sau khi tham dự các nghi lễ ở chùa, người Thái đổ ra đường tham gia lễ hội té nước. Theo quan niệm của người Thái, càng được té nước nhiều càng gặp nhiều may mắn nên ai cũng chuẩn bị các phương tiện để té nước vào người nhau. Cũng trong dịp tết té nước, người dân Chiang Mai còn làm lễ buộc chỉ cổ tay như một hình thức chúc may mắn trong năm mới.

 Lễ hội té nước

Lễ hội té nước – Ảnh: Lai Tuệ - Zhongguo Luyou (nguồn 24h.com.vn)

Ngày cuối cùng của lễ hội được gọi là Wan Parg-bpee, tức ngày dành cho việc cầu nguyện, tưởng nhớ người già và tổ tiên. Trong ngày này người Thái sẽ đến nhà những họ hàng lớn tuổi thực hiện nghi thức Rot Nam Dam Hua – những người trẻ sẽ dìm bàn tay của người cao tuổi vào nước thơm hay rưới nước thơm lên tay bày tỏ tình yêu thương và lòng kính trọng, đồng thời cũng cầu xin các đấng bậc tha thứ những sai sót lỗi lầm trong quá khứ. Những bậc tiền bối cũng sẽ đáp lại bằng những lời khuyên bảo, động viên và chúc phúc cho con cháu, tiếp đến mọi người cùng chia nhau kẹo ngon.

Nghi thức Rot Nam Dam Hua  

Nghi thức Rot Nam Dam Hua – Ảnh: nguồn vietnamtourism-info.com

Đáng tiếc là nhiều địa phương hiện không còn giữ nghi thức này, người ta có khuynh hướng nhập chung vào lễ hội té nước và xem việc té nước vào bất cứ ai như là gởi đến họ lời cầu chúc may mắn…

LỄ HỘI SONGKRAN HẤP DẪN KHÁCH DU LỊCH

Tết Songkran là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và độc đáo nhất của đất nước Thailand, với điểm nhấn là việc mọi người té nước vào nhau. Người Thái có quan niệm té nước là nhằm xóa đi những xui rủi, mệt mỏi của năm cũ và đón mừng một năm mới tươi tắn, thuận lợi hơn, vì vậy càng được té nhiều nước lên người thì càng gặp nhiều may mắn.

 Lễ hội té nước hấp dẫn khách du lịch

Lễ hội té nước hấp dẫn khách du lịch – Ảnh: nguồn yume.vn

Khác với tết cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc thường hướng về gia đình, Songkran là một lễ hội mang tính cộng đồng cao, náo nhiệt với việc té nước vào nhau như cách thể hiện lời cầu chúc năm mới nhiều may mắn. Đây là một tập tục rất thân thiện và hào hứng, khá ấn tượng đối với khách du lịch quốc tế, bởi “càng ướt càng vui, càng nhiều hạnh phúc”…  

 Càng ướt càng vui, càng nhiều hạnh phúc

Càng ướt càng vui, càng nhiều hạnh phúc – Ảnh: Anthony Bouch (lukhach24h.com)

Tuy mỗi vùng có những tập tục khác nhau, lưu truyền những sự tích khác nhau về ngày lễ, nhưng theo lẽ thường, Bangkok vẫn là nơi tổ chức các hoạt động chào mừng lớn nhất, đang khi Chiang Mai được đánh giá là nơi tuyệt vời nhất để trải nghiệm lễ hội Songkran, bởi nơi đây còn lưu giữ được nhiều phong tục cổ xưa.

 Voi cũng tham gia lễ hội té nước

Voi cũng tham gia lễ hội té nước – Ảnh: nguồn yume.vn

Đến thăm Thailand vào dịp lễ hội Songkran, du khách đừng tỏ vẻ khó chịu hay né tránh khi được người dân Thái thân thiện chúc mừng bằng những gáo nước lạnh, mà hãy tích cực tham gia, hòa nhập vào lễ hội để có thể trải nghiệm và cảm nhận nét “hóm hỉnh” trong nền văn hóa của xứ sở “Chùa Vàng”. Du khách cũng nên tìm dịp thưởng thức mâm cơm ngày tết của người Thái, bởi đây là cơ hội “hiếm hoi” để khám phá nền văn hóa ẩm thực Thái với những món ăn đặc trưng vốn luôn làm kinh ngạc nhiều người.

Món ăn Thailand  

Món ăn Thailand – Ảnh: nguồn yeudulich.vn

Với lễ hội Songkran, cho dù khác màu da hay bất đồng về ngôn ngữ, mọi người vẫn dễ dàng nhập cuộc và cảm nhận được tình thân ái, sự gắn kết yêu thương qua hành động té nước vào nhau. Đất nước Thailand đã từng nổi tiếng về hoạt động du lịch, trong những dịp lễ hội đặc biệt như thế này, người Thái lại càng khéo vận dụng để quảng bá hình ảnh du lịch về đất nước mình, đúng như câu khẩu hiệu “Một Thái Lan kỳ diệu - Luôn làm bạn ngạc nhiên” – “Amazing Thailand - Always amazes you”…

Mai Kim Thành     

Lễ hội té nước – những địa điểm nên đến:

-   Bangkok: Phố Khao San là nơi diễn ra lễ hội té nước tưng bừng nhất Bangkok, thường bắt đầu từ rất sớm và kết thúc khá muộn.

-   Chiang Mai: Nổi tiếng là quê hương của “Songkran”, lễ hội diễn ra chung quanh khu vực phố cổ với những cuộc diễu hành đầy màu sắc và đa dạng các hoạt động công đức, từ thiện…

-   Pattaya: Songkran ở đây thường diễn ra muộn hơn nhưng cũng kéo dài hơn những nơi khác. Pattaya thực sự là nơi lý tưởng cho những ai muốn tham gia lễ hội té nước “hết mình”…

-   Phukhet: Bãi biển Patong là nơi diễn ra lễ hội té nước đông nhất, đến nổi giao thông thường bị ùn tắc. Vào lúc này, những người trên xe ô-tô thi nhau đổ cả xô nước vào các du khách ở bên dưới…

-   Mae Hong Son: Thành phố Pai là một trong những địa điểm du lịch xinh đẹp và thơ mộng, rất được yêu thích bởi khách du lịch sinh thái và du lịch bụi – Tại khu phố đi bộ cũng diễn ra lễ hội té nước nhưng xem ra trầm lắng hơn những nơi khác.

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành