INDONESIA
- Vùng đảo Sumatra
- Vùng đảo Java
- Quần đảo Sunda nhỏ
- Vùng đảo Kalimantan
- Vùng đảo Sulawesi
- Quần đảo Maluku
- Vùng đảo Tây New Guinea
BALI
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội
13/08/2014
LỄ HỘI "ÔM - HÔN" OMED-OMEDAN (INDONESIA)
Trong quá trình hội nhập và giao lưu giữa các dân tộc, Indonesia có điều kiện du nhập nhiều phong tục, lễ hội… làm phong phú hóa bản sắc của mình, được mệnh danh là quốc gia đa văn hóa. Một trong những truyền thống đương đại có sức hút mạnh mẽ đối với cộng đồng phải kể đến lễ thức Omed-omedan, hiện diện như một tín hiệu vui thu hút sự tham gia của cả cộng đồng và hấp dẫn nhiều khách du lịch…
Nụ hôn được cộng đồng chúc phúc – Ảnh: nguồn tigerair.org.vn
MỘT LỄ THỨC… PHÁ RÀO
Nếu trên thế giới có ngày Valentine (14/2) dành riêng cho các đôi lứa yêu nhau thì tại Indonesia cũng có ngày hội truyền thống Omed-omedan của người theo đạo Hindu ở Banja Kaja Sesetan (một làng nhỏ thuộc khu Denpasar Selatan, Nam Denpasar - Bali) gợi liên tưởng đến tình yêu đôi lứa. Có thể hiểu nôm na Omed-omedan là lễ hội "ôm - hôn” bởi động thái chính của lễ hội là sự âu yếm giữa hai người khác phái được thể hiện công khai qua việc ôm và hôn nhau - một điều “cấm kỵ” trong thế giới Hồi giáo.
Lễ hội Omed-omedan – Ảnh: nguồn travelistasia.com
Trong ngôn ngữ Bali, “Omed” có nghĩa là “kéo”. Xuất phát từ việc người tham gia bị dẫn dụ vào một việc làm bất như ý, và động thái kháng cự xô, kéo là điều khó tránh khỏi mà lễ hội được gọi là “Omed-omedan”. Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, Omed-omedan là dịp để người trẻ tìm kiếm một nửa của mình và trong thực tế đã có nhiều đôi bạn nên duyên chồng vợ nhờ việc tham gia lễ thức truyền thống này.
Niềm vui gặp gỡ – Ảnh: Agung Parameswara (nguồn simomot.com)
Tương truyền từ cả trăm năm trước, một nhóm thanh thiếu niên đã bày ra trò chơi khá kỳ cục: phía nam lôi một cậu bé và phía nữ cũng kéo một cô bé, áp chúng sát vào nhau bắt phải diễn đạt tình cảm như người lớn. Trò chơi đã tạo cơ hội cho những trận cười phấn khích, mặc cho sự la ó vùng vằng của hai đứa bé ngây thơ. Do sự việc diễn ra ngay gần nhà của vị “puri” (thủ lĩnh), tiếng ồn ào huyên náo của đám trẻ đã phá tan sự yên tĩnh cần thiết lúc ông đang dưỡng bệnh. Trong sự bực bội khó chịu, ông định sẽ ra ngoài và la mắng đám trẻ một trận, thế nhưng khi vừa chứng kiến trò chơi “ngốc nghếch” của đám trẻ, một cảm giác hưng phấn chợt bùng lên khiến ông thấy khỏe khoắn như chưa hề bị bệnh. Từ đó, ông đã cho phép tổ chức trò chơi này hàng năm để cầu mong sức khỏe và điều may mắn đến với dân làng. (!)
Bà già cũng… hun luôn – Ảnh: nguồn galleries.mcall.com
Vào những năm 1980, đã có lúc lễ thức này bị hủy bỏ do bị xem như một hành vi khiêu dâm vi phạm những quy luật khắt khe của Hồi giáo. Tuy vậy, vào thời điểm mà thông thường lễ hội vẫn diễn ra, có hai con heo xuất hiện tại hội đường (một dạng đình làng), cắn xé nhau dữ dội đến nỗi không ai can gián được, rồi đột nhiên chúng biến mất như chưa hề có cuộc hỗn chiến. Cho đây là điềm báo dữ liên quan đến việc hủy bỏ lễ hội Omed-omedan, sau một buỗi lễ tịnh hóa, các vị chức sắc đã quyết định duy trì lễ hội này như một sự điều hòa nhịp sống và cầu mong điều tốt lành cho mọi người… Cũng từ đó, lễ hội Omed-omedan được lồng ghép vào ngày Ngembak Geni - chào đón ngọn lửa, một ngày sau ngày “im lặng”.
HÌNH THÁI LỄ HỘI
Diễn ra một ngày sau lễ Nyepi - ngày “im lặng”, lễ hội Omed-omedan thường rơi vào cuối tháng Ba hoặc đầu tháng Tư hàng năm và được tổ chức vào buổi chiều để không phá vỡ truyền thống tốt đẹp ngày Ngembak Geni của người Bali. Vào ngày này, những người Bali Hindu có lệ thăm viếng, chúc tụng nhau như một nghĩa cử hòa giải và củng cố các mối quan hệ xã hội.
Tiến lên: đã đánh là phải thắng – Ảnh: Agung Parameswara (zimbio.com)
Omed-omedan là dịp để người dân Banja Kaja Sesetan cầu nguyện những điều tốt đẹp và qua việc cùng nhảy múa, té nước vào nhau, họ mong mỏi gột sạch những điều xui rủi trong cuộc sống. Địa điểm diễn ra lễ hội là trên đường ngay trước hội đường, tại đây một sân khấu đã được dựng sẵn phục vụ lễ hội. Các ca sĩ và ban nhạc Bali với những điệu nhạc rock và punk sinh động cùng các vũ công xinh đẹp, mềm dẻo trong các vũ điệu Barong truyền thống sẽ góp phần làm rộn ràng không khí lễ hội. Nhưng cao điểm vẫn là những màn ôm và hôn nhau giữa các cặp đôi được chọn ngẫu nhiên giữa các nhóm tham dự.
Cầu nguyện trước khi vào hội – Ảnh: nguồn abcnews.go.com
Trước khi diễn ra lễ hội, các đại biểu và 100 đôi thanh niên nam, nữ đại diện các sắc tộc sẽ tập trung tại hội đường dâng lễ vật, cầu nguyện cho cộng đồng tránh các tai ương dịch bệnh và tình huynh đệ được củng cố. Khi nghi lễ kết thúc, các nhóm nam, nữ sẽ diễu hành về hai hướng khác nhau trước khi sắp xếp đội hình hướng mặt vào nhau. Lúc này vị chức sắc sẽ rảy nước vào những người tham dự như một sự chúc lành. Sau khi nghe hiệu lệnh, mỗi bên sẽ lần lượt chọn ra một người và hai thanh niên sẽ kiệu người của phe mình trên vai lao về phía đối phương, làm sao để hai người có thể ôm và hôn được nhau. Chỉ sau 10 giây ngắn ngủi, vị chức sắc sẽ dùng xô nước tạt vào hai người như để dập tắt niềm đam mê của họ, và nước sẽ giúp rửa sạch tội lỗi của cả hai người. Nghi thức kết thúc sau màn dội nước và đôi khác lại tiếp tục.
Xin đừng làm em... sợ – Ảnh: nguồn avaxnews.net
Thực tế không phải đôi trai gái nào cũng sẵn sàng cho động thái ôm - hôn. Có nhiều cô gái tìm mọi cách để né tránh vòng ôm và nụ hôn của “đối thủ”. Cho dù né tránh hay đồng tình, các cặp đôi đều vẫn bị té nước trước sự cổ vũ đầy phấn khích của đám đông. Điều thú vị là mặc cho lễ hội được kiểm soát khá chặt chẽ với những quy định nghiêm ngặt, nhưng sức nóng của những nụ hôn lại có sức lây lan mạnh mẽ và việc “cám cảnh sinh tình” là khó tránh khỏi. Đây đó sẽ có những đôi uyên ương xé rào và thế là nước lại được tạt lên người họ như một động thái cảnh báo đầy yêu thương… Tuy có biểu thị công khai nhưng những nghĩa cử này sẽ không bị ai tố cáo hay luận tội, bởi Omed-omedan vốn dĩ là ngày hội của niềm vui…
Quần chúng tham gia – Ảnh: nguồn risanto.com
● ● ●
Đã từ lâu, Denpasar nổi tiếng là vùng đất hấp dẫn với những lễ hội độc đáo, những danh lam thắng cảnh làm say lòng khách du lịch… Đến Denpasar vào những ngày đầu năm mới của người Bali, du khách sẽ có dịp hòa trong niềm vui phấn khích của lễ hội Omed-omedan, một lễ thức truyền thống độc đáo của làng Banja Kaja Sesetan chỉ duy nhất có tại Bali. Tuy có những biểu hiện táo bạo tưởng như “phá rào” nhưng Omed-omedan vẫn thực sự là một hoạt động tín ngưỡng lành mạnh và không có gì dung tục, đã góp phần gắn kết cộng đồng và nâng đỡ tinh thần người trẻ, chắp cánh cho tình yêu thăng hoa…
Mai Kim Thành
Dòng thời sự
- LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2023 - BÌNH THUẬN - HỘI TỤ XANH
(02/01/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI