Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

CÀ MAU


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Làng nghề

25/11/2010

CHIẾU CÀ MAU


Nếu ở đâu đó trên đất nước này, đã có những làng nghề thủ công truyền thống như điêu khắc, chạm trổ hay đúc đồng với những sản phẩm mang nhiều nét tuyệt kỷ, đem đến niềm tự hào cho người dân địa phương, thì tại vùng đất địa đầu heo hút này, đã tồn tại những làng nghề đan dệt chiếu như Tân Thành, Tân Duyệt, Tân Lộc… nổi danh khắp Nam kỳ lục tỉnh từ lâu đời, trước cả khi bài ca vọng cổ “Tình anh bán chiếu” xuất hiện, kể về mối tình của anh chàng bán chiếu ở Cà Mau với cô thôn nữ duyên dáng trên vàm sông Ngã Bảy đất Tây Đô. Phải nói nhờ giọng ca mùi mẫn của nghệ sỹ Út Trà Ôn mà chiếu Cà Mau đã được chắp cánh và có cơ hội được biết đến ở nhiều vùng miền khắp cả nước.

aDệt chiếu – Ảnh: Huỳnh Lâm (baoanhdatmui – 8.9.2008)

Với nguyên liệu chính là lác và bố, những người thợ dệt chiếu phải chọn những cọng lác bóng mượt, đều nhau và dài gần 2 mét, kết hợp với những cọng trăn se mịn từ vỏ cây bố để làm nên những đôi chiếu đẹp. Nhưng quan trọng nhất chính là khâu “lẫy” chữ, bông hoa hoặc hoa văn. Người thợ dệt chiếu phải kỳ công chọn từng cọng lác có màu sắc thích hợp để sau khi “lẫy” xong, trên mặt chiếu hiện lên một bức tranh hoàn mỹ với nhiều biến tấu, có thể đó là những bông hoa rực rỡ cho đôi chiếu trải trên bộ ván gõ dùng bày biện thức ăn trong các dịp giỗ, Tết, hoặc chữ “Trăm năm Hạnh phúc”, “song hỷ” cho đôi chiếu làm quà tặng trong những dịp cưới xin… Để duy trì nét đẹp truyền thống của làng nghề, những bà mẹ làng chiếu thường tỉ mẫn truyền lại cho con gái nghệ thuật dệt chiếu “lẫy” như một kế mưu sinh dự phòng.

a

Niềm vui bên những đôi chiếu thành phẩm
Ảnh: Huỳnh Lâm (baoanhdatmui – 8.9.2008)

Du khách về thăm Cà Mau, nếu có dịp tham dự các buổi liên hoan đờn ca tài tử, thế nào cũng được nghe “nổi lòng” của chàng trai bán chiếu được mở đầu bằng câu “Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm! Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu, chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm!” như một cách “tiếp thị” nghề truyền thống địa phương nhẹ nhàng mà vẫn đầy tính văn hóa…

Mai Kim Thành

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành