VIỆT NAM
- Tây Bắc bộ
- Đông Bắc bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Bắc Trung bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
LÂM ĐỒNG (ĐÀ LẠT)
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Tổng quan
10/10/2010
TỈNH LÂM ĐỒNG
DƯ ĐỊA CHÍ
Nằm trên cao nguyên Lâm Viên - Di Linh cao nhất vùng Tây nguyên với độ cao 1500m so với mặt biển, tỉnh Lâm Đồng ngày nay được hợp lại từ hai tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt trước 1975, gồm 3 cao nguyên nhỏ: Lâm Viên (huyện Lạc Dương), Di Linh (huyện Di Linh) và Bảo Lộc hay Mạ (thị xã Bảo Lộc). Diện tích 9.764,8km2 trong đó núi rừng chiếm đến 70% Bắc giáp các tỉnh Daklak và Dak Nông, Đông giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, Nam giáp các tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, Tây giáp tỉnh Bình Phước.
Về mặt hành chánh, Lâm Đồng có tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt, một thị xã là Bảo Lộc và 10 huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Lạc Dương, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Lâm Hà, Cát Tiên và huyện mới Đạm Rông được thành lập từ 1-1-2005. Dân số theo thống kê 1-4-2009 là 1.186.786 người, ngoài đa số người Kinh còn có hơn 150.000 thuộc các dân tộc ít người gồm các dân tộc bản địa như Mạ, K’Ho, Churu… và các dân tộc ở miền Bắc di cư vào như Thái, Tày, Nùng…
Nhờ vào độ cao nên dù ở một nước nhiệt đới, Lâm Đồng vẫn luôn có khí hậu mát mẻ với nhiệt độ trung bình là 18° ở Đà Lạt và 21° ở Bảo Lộc, thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Nhiều cơ sở chăn nuôi lớn đã hình thành tại Đức Trọng, Đơn Dương và một số nơi ở Di Linh. Vùng Bảo Lộc, Di Linh nổi tiếng với loại cây công nghiệp trà, càfé. Cây dâu nuôi tằm được trồng nhiều ở Gia Lành, Bảo Lộc, đã thúc đẩy ngành nuôi tằm lấy tơ phát triển. Những vùng trồng rau chuyên canh, những vườn hoa, trại hoa ở Đức Trọng, Lạc Dương, Di Linh, Đà Lạt đã cung cấp sản phẩm cho khắp nơi và cả ra nước ngoài.
Tỉnh Lâm Đồng còn có nhiều sông, suối nên thuận tiện cho việc thiết lập các nhà máy thủy điện như ở Ankroet, Krongpha… nhiều hồ nước, thác nước đẹp trong một thiên nhiên thơ mộng, môi sinh trong lành đã là động lực thúc đẩy ngành du lịch phát triển, thu hút đến đây nhiều du khách khắp bốn phương.
VĂN HÓA
Các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng thuộc hai ngữ hệ khác nhau: người Mạ và người K’Ho thuộc nhóm Mon-Khmer là hệ ngôn ngữ của nhiều dân tộc Nam Tây nguyên, còn người Churu thuộc hệ Malayo-Polynésien mà có người gọi là hệ Đa Đảo. Họ có một kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng với những tập quán, phong tục, lễ hội, những truyền thống văn hóa dân gian, những truyện cổ, huyền thoại độc đáo, đặc biệt phải kể đến các luật tục mà họ thường gọi là N’dri bao gồm những qui tắc ứng xử, nếp sống, sinh hoạt được diễn thành lời ca, bài hát và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Âm nhạc cũng là một loại hình sinh hoạt truyền thống của đồng bào các dân tộc Mạ, K’Ho, Churu với nhạc cụ phổ biến là các bộ chiêng, các loại mbieot. Vào mùa lễ hội (thường bắt đầu từ sau khi thu hoạch xong vụ lúa), đêm đêm đồng bào lại tổ chức ăn mừng lúa mới. Bên ngọn lửa, họ ăn thịt và uống rượu cần, ca hát và nhảy múa cùng nhau. Tiếng chuông, tiếng khèn vang lên những âm thanh phấn khích giữa núi rừng tịch lặng như niềm mong mỏi lạc quan về một ngày mai tươi đẹp.
ĐÀ LẠT - THÀNH PHỐ DU LỊCH
Được người Pháp phát hiện từ những năm cuối thế kỷ 19 và hình thành vào những năm đầu thế kỷ 20, Đà Lạt là một thành phố nghỉ dưỡng trẻ trung với nhiều ưu thế tự nhiên về khí hậu và cảnh quan. Nhờ vào độ cao 1475m so với mặt biển nên dù là một xứ nhiệt đới, Đà Lạt có được một khí hậu mát mẻ dễ chịu của vùng ôn đới với nhiệt độ trung bình trong ngày thấp nhất là 15°C và cao nhất là 24°C. Mặc dù có hai mùa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau nhưng quanh năm Đà Lạt đều có nắng – các nhà khí hậu học quả không quá lời khi gọi Đà Lạt là thành phố của mùa Xuân.
Du khách đến Đà Lạt bằng đường 20 từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc bằng đường 11 ngược sông Dinh theo ngã Phan Rang, sau khi ngang qua những di tích của nước Chăm-Pa xưa hay đèo Ngoạn mục với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đều cảm thấy như đang được nâng cao dần lên và khi chạm vào ngưỡng cửa Đà Lạt tại chân đèo Prenn thì trước mặt du khách là một vùng sơn nguyên với nhiều ngọn đồi thoai thoải nhấp nhô như sóng lượn, những rừng thông thuần loại xanh mượt ngút ngàn được bao bọc bởi những dãy núi gần xa tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát trước một thiên nhiên thoáng đãng nên thơ.
Đi sâu vào thành phố, du khách càng ngạc nhiên thích thú hơn khi khám phá ra Đà Lạt như một bảo tàng của các dòng suối, ngọn thác, hồ nước, đồi cỏ hay thung lũng… Thiên nhiên Đà Lạt vốn là một vùng cảnh quan miền núi đặc sắc nay được kết hợp hài hòa với những công trình sáng tạo của con người, những kiến trúc với các đường nét độc đáo góp mặt đủ các trường phái, trào lưu – vừa e ấp kín đáo vừa lộng lẫy kiêu sa qua từng ngôi biệt thự ẩn mình sau cây lá, hay rực rở bởi được trang điểm bằng cả vườn hoa trăm sắc ngàn hương.
Với những ưu thế nội tại, Đà Lạt có thể cùng lúc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học… Đà Lạt – Việt Nam là điểm đến của thiên niên kỷ mới.
Mai Kim Thành
(Bâng khuâng Đà Lạt – NXB Đà Nẵng 2001)
Dòng thời sự
- FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024
(02/12/2024) - LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI
Góc thư giãn