Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Đặc sản

24/02/2011

TRẦU CAU BÀ ĐIỂM


“Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu
Trầu này trầu tính, trầu tình,
Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta…"

                                Ca dao

a

Hình ảnh gắn với trầu cau luôn làm xao xuyến bao lòng người Việt 
Ảnh: Diệu An – nguồn forum.lukhach24h.com

Trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, do không thể cam chịu sự thống trị hà khắc của các triều đại phong kiến, một số cư dân miền Bắc và miền Trung đã hưởng ứng phong trào di dân tìm đến vùng đất phương Nam để sinh cơ lập nghiệp. Vào những năm 1698 - 1731, những lưu dân đầu tiên đến đây đã phải đối diện với một vùng đất khắc nghiệt và nhiều thú dữ, nhưng bằng quyết tâm họ đã tích cực khai phá rừng rậm và bãi hoang để trồng tỉa và chăn nuôi, lập ra 6 thôn ấp đầu tiên, đó là các ấp Tân Thới Nhứt, Tân Thới Nhì, Tân Thới Trung, Tân Phú, Thuận Kiều và Xuân Thới Tây. Đến đầu thế kỷ 19, nơi đây đã thành một vùng đất trù phú và phát triển thành 18 thôn với các mảnh vườn quanh năm xanh tốt, đặc biệt người dân chuyên canh trầu cau nên đã có tên gọi chung là “Mười tám thôn vườn trầu”.

a

Ảnh: Diệu An – nguồn forum.lukhach24h.com

Địa giới “Mười tám thôn vườn trầu” bao gồm huyện Hóc Môn, Quận 12 và một phần đất của huyện Củ Chi ngày nay. Trong quá trình đô thị hóa, hiện chỉ còn lại xã Bà Điểm là còn giữ truyền thống trồng trầu cau với chừng 30ha – con đường dẫn vào xã vẫn xanh ngát những hàng cau đã từng là niềm tự hào của vùng đất Gia Định xưa. Trong nỗ lực nâng cao đời sống người dân và bảo lưu những nét đẹp văn hóa truyền thống, đã có quy hoạch xây dựng khu du lịch Mười tám thôn vườn trầu nhằm tạo cơ hội cho người dân khôi phục và phát triển nghề trồng trầu cau truyền thống, đồng thời cũng lưu giữ những hình ảnh đẹp về Mười tám thôn vườn trầu một thời anh dũng và nghĩa tình cho thế hệ sau kế tục và phát huy.

a

Ảnh: nguồn camnanggiadinh.com

Trầu Bà Điểm nổi danh bởi hương vị cay, thơm rất đặc trưng. Không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế hơn hẳn nhiều loại cây trồng khác, cây trầu còn được xem là loại cây cảnh mang vẻ đẹp truyền thống, tạo nét duyên cho khu vườn và cũng làm vui cửa vui nhà… Với lợi thế cứ 10 ngày thu hoạch một lần, giá bán trầu lá vàng giao động trên dưới 30.000đ / ký nên không thể xem là loại thu nhập thiếu ổn định. Có điều, để đảm bảo danh tiếng sản phẩm của mình qua không gian và thời gian, người dân Bà Điểm đã phải tuân thủ những phương thức gieo trồng và chăm bón khá ngặt nghèo, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

a

Chợ chuyên bán trầu cau trên đường Lê Quang Sung, quận 6.

a

 Một gia đình có 3 đời bán trầu cau ở chợ Lê Quang Sung (khoảng 40 năm)

a

Người mẹ cùng con trai chọn mua trầu cau dùng cho đám hỏi

Trong thời hưng thịnh trước năm 1975, Bà Điểm đã từng có đến 40 hộ kinh doanh trầu cau. Ngày nay do diện tích vườn cau bị thu hẹp, số hộ kinh doanh trầu cau cũng giảm còn khoảng phân nửa, chủ yếu bỏ sĩ cho các chợ trong thành phố và bán lẻ đến người tiêu dùng. Nếu trầu cau không thể tách rời với đám cưới, đám hỏi hay lễ, tết Việt Nam thì với nhu cầu ngày càng tăng, nguồn trầu cau Bà Điểm đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, người bán đã phải cầu cứu đến những miệt vườn giàu tiềm năng như Sa Đéc, Cần Thơ… ở miền Tây hay Quảng Ngãi, Khánh Hòa... tận miền Trung.

a

Những lá trầu xanh và buồng cau càng đẹp hơn nhờ những nhánh hoa cau

a

Vợ chồng anh Sơn thường mua trầu cau ở chợ Lê Quang Sung đi lễ chùa

a

Du khách nước ngoài cũng bị hấp dẫn bởi sự lạ và độc đáo của chợ trầu cau

Điều đáng mừng cho người dân thành phố Hồ Chí Minh là vẫn còn đó một chợ trầu cau trên đường Lê Quang Sung thuộc địa bàn quận 6. Du khách có dịp đến đây đều cảm thấy thích thú với một khu chợ nhộn nhịp kẻ bán người mua. Những mâm trầu cau được chăm chút cẩn thận và bắt mắt như một cách “gìn vàng giữ ngọc”, đã góp phần bảo tồn truyền thống, tạo điều kiện cho các hội hè, đình đám Việt Nam thăng hoa…

Mai Kim Thành

Ảnh: AN DUNG – nguồn sggp.org.vn (28.11.2010)

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành