Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

HÀ NAM


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội

11/03/2011

LỄ HỘI ĐỀN TRÚC


Tương truyền vào năm 1069, Lý Thường Kiệt đã dẫn đoàn chiến thuyền chinh phạt phương Nam, khi đi qua trại Canh Dịch bỗng một trận gió lớn ào tới bẻ gãy cột buồm và cuốn luôn cả lá cờ của đoàn quân lên đỉnh núi. Cho là điềm bất thường, Lý Thường Kiệt đã cho dừng thuyền, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất và cầu đại thắng. Ông cũng đặt tên núi là Quyển Sơn (núi cuốn) và đổi trại Canh Dịch thành làng Quyển Sơn. Chiến thắng trở về, Lý Thường Kiệt cùng đoàn quân ghé lại làng Quyển Sơn làm lễ tạ ơn và khao thưởng ba quân. Ông đã tuyển chọn các trinh nữ có thanh sắc dạy múa hát dậm là một lối hát thờ nhằm ca ngợi các chiến công đánh giặc giữ nước, chọn các trai tráng khỏe mạnh để tổ chức đua thuyền, dạy dân trồng dâu, chăn tằm, dệt vải… Để tưởng nhớ công ơn của vị tướng tài, về sau dân làng Quyển Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt dưới chân núi Cấm, giữa khu rừng trúc rộng hàng chục mẫu nên còn được gọi là đền Trúc.

a

Rước kiệu từ đền lên chùa - Ảnh: nguồn vinhanonline.com

Hàng năm, từ ngày 1 – 10 tháng Hai âm lịch, người dân Quyển Sơn mở hội đền Trúc. Không gian lễ hội không chỉ giới hạn ở đền Trúc mà còn mở rộng đến đình Trung, chùa Thi và cả vùng ven núi Cấm.

a

Múa tứ linh trước đền Trúc - Ảnh: nguồn vinhanonline.com

Sáng ngày 1 tháng Hai âm lịch là ngày làng chính thức mở hội. Ngay từ sáng sớm, đoàn kiệu rước tượng Phật từ chùa Thi và bài vị Lý Thường Kiệt từ đền Trúc về đình Trung để làm lễ dâng hương. Các đội tế với trang phục đủ màu sắc làm lễ tế cáo Trời, Phật và Thành hoàng. Tiếp đến phần múa hát thờ là những điệu múa hát dậm được diễn liên tục trong 6 ngày. Đến sáng ngày 7 lại kiệu rước tượng Phật về chùa và bài vị Lý Thường Kiệt về đền, tại đền lại tiếp tục hát dậm trong 3 ngày nữa gọi là hát yên vị, qua ngày 10 thì đóng cửa đền hay vãn hội.

a

Trinh nữ hát dặm trước cửa đền Trúc - Ảnh: nguồn vinhanonline.com

Múa hát dậm là những điệu múa có các cử điệu mô phỏng động tác chèo thuyền, lúc đứng hát gọi là chèo thuyền, khi qùy lạy gọi là chèo qùy, được tổ chức ngay tại sân đình hay sân đền với phường múa hát gồm từ 30 con dậm trở lên, là những trinh nữ tuổi từ 13 – 15 vừa có nhan sắc lại vừa có tài múa hát. Đứng đầu là một cụ trùm cao tuổi có tài hát và đặc biệt nhớ bài, trực tiếp chỉ đạo và điều khiển các con dậm.

a

Bơi chải, dấu vết luyện thủy quân - Ảnh: nguồn vinhanonline.com

Bên cạnh phần lễ, lễ hội đền Trúc còn diễn ra phần hội với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như thi kéo co, đấu vật, chọi gà, chơi cờ bỏi… nhưng đặc sắc nhất là hội đua thuyền trên sông Đáy được tổ chức vào ngày 6 tháng Hai âm lịch. Mang sắc thái tín ngưỡng của cư dân lúa nước cổ, hội đua thuyền ngoài việc cổ vũ tinh thần thể thao trượng nghĩa, còn là dịp làm sống lại bầu khí khải hoàn của Lý Thường Kiệt sau cuộc chinh Nam thắng lợi năm xưa. Khác với múa hát dậm, tham gia đội đua thuyền chỉ toàn nam giới, mỗi đội có 18 người gồm 1 lái thuyền, 16 tay chèo và 1 người gõ nhịp chỉ huy. Tuy số lượng thuyền đua được ấn định từng năm nhưng thông thường là 3 thuyền, xuất phát từ trước cửa đền Trúc đến chân cầu Quế rồi vòng trở lại với cự ly chừng 3km. Hội đua thuyền thu hút rất đông khán giả đến chứng kiến và cổ vũ, tiếng hò reo vang động cả một vùng…

Mai Kim Thành

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành