VIỆT NAM
- Tây Bắc bộ
- Đông Bắc bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Bắc Trung bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
VĨNH PHÚC
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Tham quan » Khu du lịch
06/10/2012
HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
Nằm trên địa phận hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh thuộc thị xã Phúc Yên, sát cạnh thị trấn Xuân Hòa về phía Bắc huyện Mê Linh, hồ Đại Lải chỉ cách nội thành Hà Nội 50km và cách sân bay Nội Bài 15km, từ lâu đã nổi tiếng là một khu du lịch sinh thái hấp dẫn gần kề thủ đô. Với khí hậu ôn hòa giữa khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, cùng hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không, Đại Lải đã nhanh chóng trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần đầy ấn tượng của tỉnh Vĩnh Phúc.
HỒ ĐẠI LẢI QUA HỒ SƠ TRÍCH NGANG
Nguyên trước kia vùng hồ Đại Lải ngày nay là một thung lũng cằn cỗi nằm trên một phần của dãy núi Mỏ Quạ, giữa một bên là dải núi Thằn Lằn và một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo, cũng là nơi ngụ cư của dân tộc Sán Dìu di cư từ Trung Quốc sang. Khi mùa mưa lũ đến, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, nhưng lại cũng rút đi rất nhanh đã cuốn trôi theo bao phù sa màu mỡ, khiến cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn…
Hoang sơ hồ Đại Lải – Ảnh: nguồn diendandulich.biz
Để khắc phục những bất lợi từ thiên nhiên, ngay từ năm 1959 Bộ Thủy Lợi đã tiến hành khảo sát, thiết kế xây dựng hồ Đại Lải với nhiệm vụ chủ yếu là chứa nước, tưới tiêu cho đại bộ phận ruộng đồng của huyện Kim Anh và Sóc Sơn cùng một phần diện tích đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên. Sau gần bốn năm nỗ lực chỉ bằng sức lao động chân tay, công trình đã cơ bản hoàn thành vào năm 1963 với 2.226.100 ngày công được huy động, 121.900m³ đất được đào đắp đã tạo nên lòng hồ rộng lớn có diện tích mặt nước 525ha, chứa 26,4 triệu m³ nước mang lại lợi ích thiết thực, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nông lâm nghiệp và phục vụ tưới tiêu cho khoảng 2.900 - 3.500ha đất canh tác.
Núi Thằn Lằn – Ảnh: nguồn hvg.com.vn
“Đại Lải” theo tiếng dân tộc Sán Dìu có nghĩa là hồ lớn. Trong thực tế đã từng có giả thuyết về một dòng nước lớn chảy ngầm dưới lòng đất, vì vậy cũng có người muốn hiểu “Đại Lải” theo nghĩa là một luồng nước lớn. Bao quanh hồ Đại Lải là dãy Tam Đảo hùng vĩ ở phía Bắc, ba phía còn lại là những dãy đồi lúp xúp và dải núi Thắn Lằn được nối với nhau bằng những con đập kiên cố tạo nên những bờ thành giữ nước vững chắc. Vào mùa mưa, nước từ các con sông, suối phía Nam dãy núi Tam Đảo như sông Vực Tuyền, sông Tôn, sông Bá Hạ, suối Đồng Câu, Đồng Chão… đều dồn chảy vào lòng hồ khiến mực nước hồ có thể lên tới cao trình 21m.
Rừng Thông Đại Lải – Ảnh: nguồn flamingodailai.com
Năm 1964, rừng được trồng ở Đại Lãi, nhưng sau đó đã bị phá sạch. Mãi đến năm 1984, rừng mới được trồng lại và đến năm 1987, Đại Lải được đưa vào khai thác du lịch. Hồ Đại Lải hiện nay nằm giữa một màu xanh trùng điệp của 9.000ha rừng phòng hộ. Tại đây còn một số ít cây rừng to lớn được trồng từ trước, còn lại là những cây rừng mới với hai loại cây chủ đạo là Thông và Tràm. Đặc biệt ở đây có những cây Keo lá tràm có lá thật lớn mà những nơi khác ít thấy.
Hồ Đại Lải thơ mộng – Ảnh: nguồn skydoor.net
Điều thú vị là nhờ sự che chắn của dãy núi Tam Đảo, các ngọn gió bấc cắt da xé thịt của mùa Đông không đến được vùng hồ đã tạo cho nơi đây một vùng khí hậu lý tưởng với nhiệt độ trung bình 28,9ºC vào mùa Hè và 16,8ºC vào mùa Đông, rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng cuối tuần vào bất kỳ mùa nào trong năm.
HỒ ĐẠI LẢI TRONG QUY HOẠCH DU LỊCH
Nằm giữa vùng sơn mạch Tam Đảo, thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho vùng hồ Đại Lải một hệ thống cảnh quan với núi non, sông nước hữu tình, đặc biệt đảo Chim nổi lên giữa hồ rộng tới 4,8ha với cây cối xanh tươi. Khi mùa Đông đến, có hàng trăm loài chim từ phương xa về đây tụ hội đã tạo nên bức tranh thiên nhiên vừa hoang sơ mà cũng đầy sinh động…
Đảo Chim giữa hồ Đại Lải – Ảnh: nguồn dulichcongvu.com
Xác định được tiềm năng của Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc và Viện Quy hoạch đô thị nông thôn đã lập quy hoạch tổng thể đầu tư xây dựng nơi đây thành một trong những trọng điểm du lịch của địa phương. Với tổng diện tích quy hoạch khoảng 3.000ha và trung tâm là hồ Đại Lải, khu du lịch - thắng cảnh hồ Đại Lải có tiềm năng lớn để phát triển du lịch dịch vụ và thực tế đã trở thành điểm vui chơi, nghỉ dưỡng cuối tuần không chỉ cho người dân khu vực xung quanh và Hà Nội, mà còn là một khu nghỉ trọng điểm cao cấp của toàn miền Bắc.. Kết hợp với các khu công nghiệp như Quang Minh, Nội Bài, Thăng Long và khu đô thị Mê Linh, Quang Minh cách đó không xa, sẽ tạo thành một chuỗi đô thị - công nghiệp - du lịch rất phát triển ở phía Bắc thủ đô Hà Nội.
Bãi biển nhân tạo tại Flamingo Đại Lải Resort – Ảnh: Mk. Thành
Theo quy hoạch đến năm 2010, khu du lịch sẽ có 4 cụm: phía Tây là Trại sáng tác và khu nghỉ dưỡng trung ương, phía Nam là các hạng mục công cộng như cung văn hóa, siêu thị, quản lý hành chính, phía Đông được giao cho hai chủ dự án lớn là Công ty TNHH Đại Lải xây dựng sân golf 36 lỗ, Công ty Đầu tư xây dựng và hợp tác quốc tế Hùng Vương xây dựng Flamingo Đại Lải Resort, phía Bắc là dãy núi Tam Đảo với những cánh rừng xanh biếc ngút ngàn, tỉnh Vĩnh Phúc dự tính phối hợp các cơ quan chức năng của trung ương tạo dựng một khu bảo tồn thiên nhiên lớn dưới chân núi Tam Đảo nhằm nghiên cứu và hướng dẫn người sành chơi sinh vật cảnh. Hiện 2 dự án lớn ở phía Đông đã từng bước đi vào hoạt động, phục vụ khách tham quan và nghỉ dưỡng.
Giải trí đạp Vịt trên hồ Đại Lải – Ảnh: baovinhphuc.com.vn
Với khí hậu ôn hòa, cảnh quan thơ mộng cùng một không gian kiến trúc, nghệ thuật được đầu tư chăm chút cạnh những bãi tắm ven hồ, Đại Lải đang trở thành một khu nghỉ mát cuối tuần thực sự tâm đắc đối với người dân thủ đô. Du khách đến đây, ngoài thú vui bơi thuyền, đạp nước, đi thuyền qua đảo Chim, cắm trại…, còn có thể ghé thăm làng bản của người Sán Dìu, tìm hiểu và khám phá những phong tục tập quán của họ với những nét văn hóa cổ truyền độc đáo.
Nhà hàng Tre nổi tiếng tại Flamingo Đại Lải Resort – Ảnh: Mk. Thành
Du khách đi theo gia đình hay nhóm bạn có thể thuê phòng ở lại qua đêm, thưởng thức những món đặc sản của người dân địa phương như thịt Lợn mán, thịt Gà nướng, thịt Trâu, bánh Đa… và trải nghiệm những điều lý thú của đại ngàn bên ánh lửa bập bùng…
HỒ ĐẠI LẢI - ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN
Từ Hà Nội, theo đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài ngược quốc lộ 2 đến Phúc Yên chưa đầy 1 giờ, du khách rẽ phải theo con đường lát bê-tông đi tiếp tới thị trấn Xuân Hòa nằm ngay ven hồ là đã đặt chân đến khu du lịch sinh thái hồ Đại Lải.
Hồ Đại Lải hoang sơ và thơ mộng – Ảnh: nguồn vinhphuc.tourism.vn
Đến với hồ Đại Lải, ngoài thú vui tắm hồ, du khách còn có thể bơi thuyền trên hồ khám phá rất nhiều cảnh quan kỳ thú được hình thành từ các thung lũng tự nhiên, các triền đồi bát úp cùng các hẻm núi còn hoang sơ, đã tạo nên các eo, các bán đảo hết sức đa dạng. Từ bãi tắm dưới hồ du khách có thể thả bộ túc tắc khám phá đỉnh núi Thằn Lằn, phóng tầm mắt nhìn về thủ đô. Du khách thích mạo hiểm có thể tổ chức những chuyến đi lên phía Bắc, luồn rừng vượt đèo Nhe sang đất Thái Nguyên, hoặc rẽ sang núi Mỏ Quạ để leo lên những vách đá dựng đứng cao vút tầng mây. Từ đây du khách có thể chiêm ngưỡng hồ Xạ Hương, hồ Làng Hàm, hồ Gia Khau thấp thoáng trong màu xanh mướt mắt của cây rừng…
Đảo Chim nên thơ – Ảnh: nguồn caugiaytravel.com
Hồ Đại Lải có nhiều địa điểm nghỉ mát, cắm trại lý tưởng, đặc biệt trong lòng hồ có đảo Chim hay còn gọi đảo Ngọc, chiều chiều những cánh Cò trắng bay về trong hoàng hôn điểm thêm nét lung linh soi bóng mặt hồ. Trong vài năm gần đây, nhiều đàn chim qúy quần tụ ngày càng nhiều, là dấu hiệu khẳng định sự trong lành của môi sinh… Du khách ghé đảo Chim có thể thưởng thức nhiều món ngon đậm chất dân dã như Gà đồi, cơm Lam, Cá nướng do bà con địa phương chế tác, cảm nhận được hương vị đơn sơ mộc mạc của núi rừng.
Sân golf trong khu du lịch hồ Đại Lải – Ảnh: nguồn yeudulich.vn
Khu du lịch sinh thái hồ Đại Lải là một trong những trọng tâm phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện tỉnh đang tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng và mời gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng hồ Đại Lải thành nơi nghỉ dưỡng hiện đại. Ngoài các khách sạn ba, bốn sao, Đại Lải đang dần định hình những bãi tắm bên hồ cùng những biệt thự nằm dưới các rừng cây và khu vườn sinh vật cảnh, một sân golf 18 lỗ với đường đua ngựa trải dài đến tận chân núi cũng được triển khai và đưa vào sử dụng giai đoạn 1, đặc biệt không gian kiến trúc nghệ thuật của Flamingo Đại Lải Resort với “Khoảng trời mơ ước” đang trở thành điểm nhấn của khu du lịch sinh thái hồ Đại Lải.
Du khách tại Flamingo Đại Lãi Resort – Ảnh: Mk. Thành
Được biết sắp tới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đầu tư thêm nhiều hạng mục vui chơi hấp dẫn như cáp treo ra đảo, bể trượt, cầu nhảy, khu bơi lướt thuyền ván, khu trò chơi điện tử, khu thể thao với sân golf hiện đại, dịch vụ ăn uống… cùng một số dịch vụ khác như các vũ trường lớn, nhà hàng bán đồ lưu niệm bên các khu du lịch sinh thái và vườn sinh vật cảnh rộng lớn.
Hy vọng quần thể du lịch Đại Lải với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và môi trường tuyệt hảo sẽ góp phần xứng đáng đưa du lịch Vĩnh Phúc thăng hoa…
Mai Kim Thành (Tổng hợp)
Chủ đề liên quan :
- KHU DU LỊCH TAM ĐẢO (VĨNH PHÚC) 14/12/2011
Dòng thời sự
- FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024
(02/12/2024) - LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI
Góc thư giãn