Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

NINH THUẬN (PHAN RANG)


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Di tích - Bảo tàng

06/05/2011

THÁP PÔ KLÔNG GARAI


Tọa lạc trên đồi Chok Hala hay còn gọi núi Trầu gần ga Tháp Chàm, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm chừng 7km về phía Tây Bắc, tháp Pô Klông Garai nguyên là một cụm tháp có mặt quay về hướng Đông gồm ngôi tháp chính và 5 tháp phụ lớn nhỏ khác nhau, được vua Simhavarman III xây dựng vào cuối thế kỷ XIII và hoàn thành vào đầu thế kỷ XIV để thờ vua Pô Klong Garai (1151 – 1205), người đã có công lãnh đạo dân tộc Chăm đương cự với ngoại xâm, bình ổn đất nước và phát triển nông nghiệp, được người Chăm suy tôn như vị thần thủy lợi. Do sự tàn phá của thời gian, các tháp ở góc Tây Nam và Đông Bắc đã bị sụp đổ từ lâu, hiện chỉ còn ba ngôi tháp xếp theo thứ tự: tháp Cổng (Kalan tabah bibang), tháp Lửa (Thang cuh yang apui) và tháp Chính (Kalan Pô).

a 

Ảnh: nguồn dacsanphanrang.com

a 

Tháp Pô Klong Garai kỳ ảo vào ban đêm – Ảnh: nguồn vov.vn

Tháp Chính (nơi thờ phượng và hành lễ) cao 20,5m, dài 13,8m và rộng 11,71m, kiến trúc năm tầng càng lên cao càng nhỏ dần với tầng cuối là một khối gạch vuông có hình bán thân bò đực nhô đầu lên ở bốn góc, bên trên đặt một khối đá nhọn là biểu tượng của Linga. Các mặt tháp Nam, Bắc và Tây đều thiết kế cửa giả, trụ ốp gạch lồi, lõm vào bên trong và trên mỗi cửa có một tượng thần trong tư thế tọa thiền, riêng mặt phía Đông có cửa ra vào được xây thành ba lớp nhô hẳn ra ngoài theo lối cuốn tò vò, trên cửa là mái vòm được đỡ bằng 2 trụ đá lớn trên mặt chính có khắc chữ Chăm cổ, phía trên có tấm đá chạm hình thần Civa sáu tay. Bên trong tháp là một căn phòng rộng được lấy sáng tự nhiên từ các lổ thông gió ở ba phía tường, ngay tại lối vào phía trái có đặt tượng bò thần Nandil bằng đá mặt hướng vào phía trong, bên trong có thờ một bộ Linga - Yoni lớn bằng đá với cạnh của Yoni dài 1,47m, ngang 0,94m, trên Linga có khắc chạm tượng vua Pô Klong Garai dưới hình thể Mukhalinga (Linga có gắn mặt thần chủ).

a 

Tháp Chính – Ảnh: nguồn vov.vn

a 

Tượng vua Pô Klong Garai trong tháp Chính – Ảnh: nguồn vov.vn

a 

Bia đá khắc chữ Phạn trong tháp Chính – Ảnh: nguồn vov.vn

Phía sau tháp chính có ngôi miếu nhỏ thờ tượng Kút hoàng hậu, người được biết đến trong lịch sử với tên Tố Lý.

Tháp Lửa nằm về phía Nam, giữa tháp Chính và tháp Cổng, có 3 cửa thông nhau theo 3 hướng Đông, Bắc và Nam, riêng phía Tây là cửa sổ. Tháp có chiều cao 9,13m, dài 8,18m và rộng 5m, có mái xây hình mái nhà tựa mái nhà prông ở Tây nguyên hoặc kiểu mái nhà hình thuyền thường thấy trên trống đồng. Được gọi tháp Lửa là do nơi đây các tu sĩ Bà La Môn hay các thầy cúng giữ ngọn lửa tế và bày các vật tế lễ.

a 

Tháp Cổng – Ảnh: nguồn vov.vn

Tháp Cổng nằm về phía Đông, cao 8,56m, dài 5,10m và rộng 4,85m, được xây theo kiểu càng lên cao càng nhỏ dần với 2 cửa thông nhau theo hướng Đông - Tây.

a 

Tháp Lửa – Ảnh: nguồn vov.vn

Bao quanh quần thể tháp này là một khung tường thành vuông góc ở hai mặt Đông và Nam. Nằm phía ngoài vòng thành về phía Nam có một trụ đá cao 2,20m và về phía Đông Bắc có một khối đá hình bánh ú, trên 3 mặt đều khắc chữ Chăm cổ.

Tháp Pô Klông Garai được bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1979. Tại đây hàng năm diễn ra hai lễ lớn được xem như ngày Tết của dân tộc Chăm, đó là lễ Mbăng Katê ngày 1-7 và Mbăng Chabun ngày 16-9 Chăm lịch thu hút sự tham dự của đông đảo đồng bào Chăm đến từ khắp nơi.

 a

Nhà trưng bày các đồ vật Chăm được xây dựng gần tháp Pô Klông Garai
Ảnh: Nguyễn Thành Chung (nguồn teenphanrang.net)

Khu tháp Pô Klông Garai đã qua nhiều lần trùng tu: phục hồi tu sửa các di tích đổ vỡ năm 1981, phục hồi gia cố móng và chân tháp năm 1983, tu sửa phục hồi tháp chính năm 1984 và cả ba tháp năm 1985. Năm 1987, các chuyên gia Ba Lan đã giúp phục hồi bức tường đổ. Trải qua các đợt trùng tu phục chế, những gì còn lại được bảo tồn gần như nguyên vẹn, trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ khách tham quan mà còn cả những ai thích nghiên cứu khoa học.

Mai Kim Thành     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành