Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

HÀ NỘI


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội

10/10/2010

LỄ HỘI GIÓNG


“Ai ơi mùng chín tháng Tư,
Không đi hội Gióng cũng hư mất người..." 

                                   (Ca dao)

Trong kho tàng dã sử Việt Nam, Thánh Gióng (một trong tứ bất tử của dân gian Việt Nam) nổi lên như một nhân vật kiệt xuất đã có công đánh thắng giặc Ân xâm lược, đem lại yên bình cho sơn hà xã tắc. Tương truyền, sau khi đánh thắng giặc Ân, Thánh Gióng đã cưỡi ngựa đến chân núi Sóc Sơn rồi bay về trời. Để ca ngợi chiến công và tưởng niệm vị anh hùng huyền thoại, hàng năm tại miền Bắc có nhiều nơi tổ chức hội Gióng, tiêu biểu trong số đó có hội Gióng tại xã Phù Đổng huyện Gia Lâm (nơi Thánh Gióng chào đời) vào ngày 8 và 9 tháng Tư âm lịch, và tại xã Phù Linh huyện Sóc Sơn (nơi Thánh Gióng hóa thân về trời) vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

hinh anh

Du khách tập trung về đền Thượng

Hội Gióng tại Gia Lâm là một lễ hội làng chính thống, được cử hành trên một không gian rộng lớn kéo dài từ đền Thượng đến đền Mẫu (thờ mẹ Thánh Gióng) và miếu Ban nằm trên triền đê xã Phù Đổng dài gần 3km. Không dừng lại ở một lễ hội địa phương, hội Gióng là dịp để mọi người tưởng nhớ đến vị thánh linh của dân tộc và cầu an, cầu hạnh phúc cho mọi nhà…

hinh anh

Xem đoàn rước trên đường

Theo truyền thuyết, ngày 9 tháng tư âm lịch là ngày Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân nên vào ngày này hàng vạn người dân và khách thập phương đổ về xã Phù Đổng để tham dự hội. Ngay từ sáng sớm, tại khu vực thủy đình đã có các gánh hát Quan họ Bắc Ninh biểu diễn nhiều tiết mục phục vụ khách trẩy hội. Đến chính ngọ khi mặt trời đã lên thiên đỉnh cũng là lúc màn hội trận diễn ra với hai trận đánh cờ ở Đống Đàm và Soi Bia, tái hiện hai trận đánh vẻ vang trong lịch sử. Hội trận được ví như một kịch trường rộng lớn, với hàng ngàn cờ quạt, lọng che, áo hội sặc sỡ và hàng trăm diễn viên tuổi thiếu niên nhi đồng, từ các chú tiểu cổ, 28 cô tướng đóng vai tướng giặc Ân, đội quân phù giá đến phường áo đỏ, phường áo đen, phường Ái Lao… tạo nên một không khí kịch tính đầy phấn khích và không kém phần hoành tráng.

hinh anh

28 tướng giặc tương ứng với 28 đoàn quân được bố trí dọc con đê xã Phù Đổng

Có thể nói, song song với việc xây dựng thành một hệ thống biểu tượng mang đậm bản sắc anh hùng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, hội Gióng cũng đồng thời huy động được sự tham gia rất lớn từ công chúng, trở thành một lễ hội mang tính cộng đồng rất cao. Trong cuộc hội thảo khoa học quốc tế về bảo tồn và phát huy các lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại ngày 20-4-2010, các nhà nghiên cứu đã khẳng định hội Gióng là lễ hội duy nhất vùng châu thổ Bắc bộ được sự quan tâm của nhiều học giả nước ngoài.

hinh anh

Tái hiện trận đánh giữa quân của Thánh Gióng với giặc Ân

Vượt qua hơn 7.000 lễ hội dân gian Việt Nam khác, hội Gióng làng Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Gióng ở Sóc Sơn là lễ hội đầu tiên của Việt Nam đã được chọn trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ngày 16-11-2010, trong cuộc họp Ủy ban liên Chính phủ của UNESCO tại thành phố Nairobi, thủ đô nước Kenya, hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Mai Kim Thành

Ảnh: TIẾN THÀNH (Tuổi Trẻ Online - 23.05.2010)

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành