Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

NINH BÌNH


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm hẹn tâm linh

18/03/2011

NHÀ THỜ PHÁT DIỆM


Cách Hà Nội chừng 123km về phía Nam và cách thị xã Ninh Bình 28km theo đường số 10, quần thể nhà thờ Phát Diệm thuộc xã Quần Phương, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn được nhiều người biết đến bởi đây là một công trình tôn giáo vừa độc đáo vừa bề thế uy nghi. Trên một diện tích gần 22.000m², ngay từ những năm cuối thế kỷ 19 (1876 - 1899), linh mục Trần Lục (thường gọi là cụ Sáu) đã thiết kế và cho xây dựng 11 công trình gồm hồ nước, phương đình, nhà thờ chính, nhà thờ đá, 4 nhà thờ nhỏ và 3 hang đá nhân tạo.


Ảnh: Trung Kiên (nguồn Thuyngakhanhhoa.wordpress.com – 20.6.2009)

“Phương đình” hay “nhà vuông” nổi bật với kích thước gần vuông (24 x 17m), cao 25m gồm phần đài ở dưới và phía trên là vọng lâu hai tầng tám mái, tám góc đao cong, được sử dụng làm lầu trống và gác chuông. Phần đài có mái bằng được xây toàn bằng đá xanh vuông vắn, trên tường tạc những bức phù điêu liên quan đến đời hoạt động của Chúa Giêsu và một vài vị thánh, ở giữa có đặt một chiếc sập bằng đá nguyên khối nặng đến 20 tấn, tại 4 góc mái bằng là 4 ngọn tháp nhỏ với cấu trúc 2 tầng 8 mái tạo sự đăng đối hài hòa cho tổng thể kiến trúc phương đình. Tầng dưới của vọng lâu nhỏ hơn phần đài cũng được xây bằng đá, ở giữa đặt một chiếc trống cái. Tầng trên nhỏ hơn được dựng bằng gỗ, tại đây treo một quả chuông (loại chuông chùa) cao 1,9m, đường kính miệng chuông 1,1m và nặng gần 2 tấn có âm ngân vang đến hàng cây số. Đứng ở gác chuông có thể bao quát cả một vùng không gian rộng khắp.


Ảnh: Trung Kiên (nguồn Thuyngakhanhhoa.wordpress.com – 20.6.2009)

Từ phương đình dễ dàng nhìn thấy mặt tiền nhà thờ lớn với năm lối vào bằng đá, phía trên là 3 tháp vuông bằng gạch kiểu 2 tầng 8 mái như kiến trúc phương đình. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 21m, mái lợp kiểu 2 tầng 4 mái, được chống đỡ bởi 6 hàng cột gỗ lim, trong đó có hai hàng cột cao đến 11m, nặng chừng 7 tấn được làm bằng một thân cây lim. Tại gian chính điện (cung thánh) có đặt một bàn thờ bằng đá, phía sau là bức đố vách bằng gỗ được kỳ công chạm khắc, sơn son thếp vàng.


Ảnh: Đất Việt (nguồn Thuyngakhanhhoa.wordpress.com – 20.6.2009)

Bốn ngôi nhà thờ nhỏ tuy có cấu trúc và kích thuớc gần giống nhau nhưng vẫn có nét độc đáo riêng. Phía Tây nhà thờ lớn là nhà thờ thánh Giuse và nhà thờ thánh Phêrô, phía Đông là nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu và nhà thờ thánh Rôcô. Riêng ngôi nhà thờ Trái tim Đức Mẹ dài 18m, rộng 9m, cao 5m có cấu trúc từ nền, cột, tháp, xà, tường đến bàn thờ, chấn song đều bằng đá nên còn được gọi là “nhà thờ đá” – đây là ngôi thánh đường bằng đá duy nhất ở Việt Nam và khá hiếm hoi trên thế giới.


Ảnh: Đất Việt (nguồn Thuyngakhanhhoa.wordpress.com – 20.6.2009)

Trải qua hơn một thế kỷ với sức tàn phá của chiến tranh và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nhà thờ Phát Diệm vẫn ung dung tồn tại. Du khách đến đây không khỏi ngạc nhiên trước ý chí, óc sáng tạo và khả năng vận dụng của người xưa, đã làm nên những công trình trác tuyệt, từ những bức tường, những chiếc sập, những bức phù điêu toàn bằng đá đến những nét chạm trổ tinh tế điêu luyện… hình thành một tổng thể kiến trúc mang dáng dấp phương Đông, thể hiện sự hội nhập văn hóa từ rất sớm của cộng đồng người Công giáo Việt Nam.  

Mai Kim Thành        

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành