VIỆT NAM
- Tây Bắc bộ
- Đông Bắc bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Bắc Trung bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
ĐỒNG THÁP
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Tham quan » Điểm đến khác
29/05/2012
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM - KHU RAMSAR THẾ GIỚI
Được thành lập theo quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29-12-1998 của Chính phủ với diện tích 7.588ha, Vườn Quốc gia Tràm Chim có vị trí giữa thị trấn Tràm Chim thuộc địa giới các xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh và thị trấn Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông. “Tràm chim” hiểu đơn giản là chim ở rừng Tràm - đây là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam và cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vườn Quốc gia Tràm Chim – Ảnh: nguồn vinabooking.vn
Nguyên là cơ sở của Công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp lập từ năm 1985 với mục đích trồng Tràm và khai thác thủy sản, giữ lại phần nào hình ảnh của vùng Đồng Tháp Mười “một thời vang bóng”. Năm 1991, nơi đây đã trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim cấp tỉnh nhằm bảo tồn loài Sếu cổ trụi, đầu đỏ được tái phát hiện ở Tràm Chim từ năm 1986. Đến năm 1994, Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim được nâng cấp quốc gia theo quyết định số 47/TTg ngày 2-2-1994 với diện tích 7.500ha. Tháng 9-1998, dự án đầu tư của Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim được Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II thành phố Hồ Chí Minh điều chỉnh diện tích thành 7.588ha.
Hệ thực vật phong phú ở VQG Tràm Chim – Ảnh: nguồn vietnam.vnanet.vn
Vườn Quốc gia Tràm Chim có thổ nhưỡng điển hình của vùng Đồng Tháp Mười gồm đất phù sa cổ và đất phèn, thường đồng khô cỏ cháy vào mùa khô nhưng sang mùa mưa thì trở thành vùng nước nổi mênh mông. Nơi đây qui tụ một hệ thực vật phong phú gồm 190 loài thực vật bậc cao với 6 kiểu quần xã đặc trưng: Sen, Lúa trời, Năn, Mồm mốc, Cỏ ống, rừng Tràm; 180 loài tảo, 110 loài thực vật nổi, 26 loài thực vật đáy, gần 350 loài phiêu sinh thực vật. Rừng Tràm là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất với khoảng 2.968ha nhưng do tác động của con người, hầu hết những cánh rừng Tràm nguyên sinh đã biến mất, hiện chỉ còn những cánh rừng trồng được bảo tồn nhiều năm, vô hình trung lại trở thành những cụm rừng Tràm phân bố theo kiểu tự nhiên. Nơi đây cũng còn gần 1000ha các loại thân mềm như lúa Trời, Sen, Súng, Cỏ, Năn, Lác…
Một loài chim đặc hữu của VQG Tràm Chim – Ảnh: nguồn vovnews.vn
Hệ động vật tại Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng đa dạng với các loài Trăn, Rắn, Lươn, Rùa; 34 loài bò sát lưỡng cư; 150 loài cá nước ngọt trong đó có các loài nằm trong sách Đỏ Việt Nam như cá Còm, cá Mang rổ, cá Duồng, cá Hô; hơn 250 loài chim nước thuộc 25 chi, 49 họ chiếm khoảng 1/4 loài chim tìm thấy ở Việt Nam, trong số đó có 88% được nhận diện vào mùa khô, 32 loài thuộc loại qúy hiếm nằm trong sách Đỏ Việt Nam và IUCN như Ngan cánh trắng, Cú lợn lưng nâu, Đại bàng đen, Chích chòe lửa, Ô tác, Bồ nông, Công đất, Diệc, Vịt trời, Già đẫy Java, Già sói, Cốc đế, Giang sen, Trích, Rồng rộc vàng, Cò thìa, Cò quắm… đặc biệt Sếu cổ trụi, đầu đỏ là loại chim qúy hiếm thường về đây cư trú từ tháng 1 hàng năm.
Đài quan sát trong VQG Tràm Chim – Ảnh: nguồn kimgiahan.multiply.com
Vườn Quốc gia Tràm Chim là một trong tám khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay và là nơi duy trì sự đa dang sinh học cho cả vùng Đồng Tháp Mười, đáp ứng được 8 trong 9 tiêu chuẩn của Công ước quốc tế Ramsar (*) về đất ngập nước. Ngày 10-3-2012, Ban thư ký Công ước Ramsar đã công nhận Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông - tỉnh Đồng Tháp) là khu Ramsar thứ 2000 của thế giới, trở thành khu Ramsar thứ tư của Việt Nam sau Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Nam Định, Vùng ngập nước Bàu Sấu - Đồng Nai (trong Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên), Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn.
Du khách tham quan VQG Tràm Chim – Ảnh: huythong.com.vn
Trong nổ lực biến Vườn Quốc gia Tràm Chim thành một bảo tàng thiên nhiên và là trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn, những năm qua Nhà nước đã đầu tư nâng cấp, mở rộng và có nhiều biện pháp bảo vệ tràm chim qúy hiếm này. Tuy vậy, việc phát triển du lịch sinh thái thế nào để vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng, vừa có đóng góp cho bảo tồn mà không gây tác hại lên hệ sinh thái phải là vấn đề cân nhắc theo chiều hướng tích cực. Cùng với việc gia nhập danh sách Ramsar, chắc chắn Vườn Quốc gia Tràm Chim sẽ có điều kiện để được cộng đồng quốc tế biết đến nhiều hơn, từ đó cũng tạo ra mối tương quan trong phát triển du lịch kết hợp với hoạt động bảo tồn.
Náo hoạt… Sếu đầu đỏ tại VQG Tràm Chim – Ảnh: nguồn tour.edu.vn
Đến thăm Vườn Quốc gia Tràm Chim vào mùa khô, du khách sẽ có cơ hội chứng kiến cảnh đàn sếu đầu đỏ tụ họp cùng nhiều loài chim khác tạo nên cảnh náo hoạt đông vui…
Mai Kim Thành
(*): Công ước Ramsar có tiêu đề chính thức là The Convention on Wetlands of International Importance, especially as Waterfowl Habitat (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước), được tạo ra và phê chuẩn bởi các quốc gia tham gia cuộc họp tại thành phố Ramsar – Iran ngày 2-2-1971, có hiệu lực ngày 21-12-1975. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của vùng Đông Nam Á và là thành viên thứ 50 đã ký tham gia Công ước Ramsar (1-1989).
Dòng thời sự
- LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2023 - BÌNH THUẬN - HỘI TỤ XANH
(02/01/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI
Góc thư giãn